Đông Nam Á: Rủi ro hệ thống tài chính biến thiên từ thấp đến cao

Theo A.M. Best, rủi ro hệ thống tài chính tại các nước ASEAN4+Vn biến động từ thấp đến cao, tuy nhiên tình hình đã trở nên phức tạp hơn nhiều khi sự bất ổn gây ra bởi các yếu tố nội bộ cũng như các tác nhân bên ngoài. Khái niệm ASEAN4+Vn để nói đến các nước bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand và Việt Nam.

Rủi ro hệ thống tài chính được chia thành các rủi ro liên quan đến bảo hiểm và các rủi ro phi bảo hiểm. Rủi ro liên quan đến bảo hiểm là các rủi ro cấu thành từ mức độ phát triển của ngành bảo hiểm, tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn báo cáo và sự phức tạp của luật pháp khiến cho hệ thống tài chính đã trở nên bất ổn và làm giảm khả năng bồi thường của các công ty bảo hiểm. Các rủi ro phi bảo hiểm là sự bất ổn tài chính do sự thiếu sót của các tiêu chuẩn báo cáo, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng hoặc thị trường, hoặc hệ thống luật pháp nghèo nàn.

Trong báo cáo đặc biệt của A.M. Best có tiêu đề “Thị trường Bảo hiểm phát triển do sự tăng trưởng của nền kinh tế các quốc gia Đông Nam Á”, theo đó Malaysia là quốc gia tiêu biểu có rủi ro tài chính thấp do sự kiểm soát chặt chẽ và đinh hướng đúng đắn của hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có tính rủi ro tài chính rất cao với hệ thống ngân hàng đang thiếu hụt nguồn vốn và tỷ lệ nợ xấu cao. Sẽ là cả một quá trình liên tục cho hầu hết các nước ASEAN4+Vn để đạt được mặt bằng tiêu chuẩn quốc tế.

A.M. Best cho rằng: “Thận trọng là yếu tố quan trọng trước môi trường đầy biến động vì khủng hoảng tài chính đã và đang ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Một cuộc khủng hoảng tài chính cũng giống như một thiên tai ở chỗ không thể né tránh, rất khó dự đoán và khó phục hồi. Trong khi ngành bảo hiểm ngày càng tiến sâu vào hệ thống tài chính nên các công ty có thể giảm thiểu các rủi ro hệ thống tài chính bao gồm biến động kinh tế, bất ổn lãi suất và đầu tư, các rủi ro thanh khoản và biến thiên tiền tệ.”

Nguồn: AIR eDaily