Rủi ro xung đột và bạo động chính trị đa quốc gia ngày càng gia tăng về mức độ và phạm vi

Mức độ nghiêm trọng của các vụ xung đột và bạo động chính trị ngày càng gia tăng một cách đáng quan ngại trong vòng sáu tháng qua – đồng nghĩa các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho những tình huống bất ổn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế xã hội và chính trị.

Theo báo cáo của Maplecroft – Tổ chức phân tích rủi ro toàn cầu, trong giai đoạn sáu tháng vừa qua các cuộc xung đột và bạo động chính trị đã xảy ra trên 40 quốc gia. Cũng theo đánh giá của StrategicRisk, các cuộc xung đột đa quốc gia đang ngày càng tăng với mức độ nghiêm trọng khi nó liên quan đến các thị trường lớn đang nổi như Nga, Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhóm khủng bố

Nigeria là một trong những nền kinh tế lớn nhất tại lục địa châu Phi nhưng cũng là quốc gia còn tồn tại nhiều xung đột và bạo động chính trị. Quốc gia này được đánh giá là nhóm quốc gia “đặc biệt rủi ro” theo hệ thống đánh giá rủi ro của Maplecroft (CPVI). Theo đánh giá của tổ chức này, tình hình bạo lực tại đây đã gây nhiều trở ngại cho hoạt động kinh doanh của các công ty trong việc đảm bảo an toàn cho nhân viên và trang thiết bị cũng như đẩy chi phí bảo hiểm và an ninh lên cao. Việc Nigeria bị xếp vào nhóm những nước “đặc biệt rủi ro” cũng phần nào phản ánh tình trạng bạo lực lan rộng trên châu lục này với 16 quốc gia cũng thuộc nhóm “đặc biệt rủi ro” bao gồm Cộng hòa Trung Phi (đứng thứ 2 trong những nước có rủi ro cao nhất), Nam Sudan (thứ 4), Somali (thứ 6), Cộng hòa Công Gô (thứ 7) và Libya (thứ 8).

Vừa qua, Ucraina cũng đẩy vị trí trong bảng xếp hạng rủi ro từ 52 lên vị trí 35 do sự kiện bạo lực tại Kiev và sự ra đi của Tổng thống Viktor Yanukovych. Tình hình tại quốc gia này ngày càng xấu đi do các cuộc giao tranh với lực lượng ly khai ở phía đông được Nga hậu thuẫn. Maplecroft cho rằng tình hình tại quốc gia này sẽ còn phát triển theo chiều hướng tiêu cực trong năm 2014.

Đứng thứ 16 trên 197, Nga luôn giữ vị trí là nước châu Âu duy nhất trong bảng xếp hạng “đặc biệt rủi ro”. Tình hình chính trị bất ổn và kinh tế chậm phát triển sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý hợp tác của các nhà đầu tư ngoại.

Đàn áp

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến 7 bước từ 31 lên 24 trong bảng xếp hạng CPVI. Bất ổn nội bộ trong xã hội đã hiện diện với các cuộc biểu tình chống chính phủ tại các thành phố lớn đã gây ra nhiều thương vong. Tính tới thời điểm hiện tại đã có khoảng 11 người chết và 8.000 người bị thương.

Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan sau khi tái đắc cử lần thứ ba vào năm 2011 đã thể hiện quyết tâm đàn áp nhằm loại trừ các lực lượng cáo buộc chính phủ của ông tham nhũng. Trên toàn quốc đã có gần 5.000 cuộc biểu tình trong năm vừa qua với sự tham gia của khoảng 3,5 triệu người dân. Chính phủ của ông Erdogan cho rằng tình hình không có chiều hướng thuyên giảm.

Một số thị trường quan trọng khác cũng có mặt trong bảng xếp hạng CPVI được đánh giá ở mức “rủi ro cao” và “đặc biệt rủi ro” bao gồm Campuchia (thứ 11), Philipines (thứ 17), Bangladesh (thứ 21), Thái Lan (thứ 23), Trung Quốc (thứ 25) và Indonesia (thứ 29).

TỔNG HỢP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM CỦA A.M. BEST 5 THÁNG ĐẦU 2014

I. Xếp hạng tín nhiệm công ty bảo hiểm – khu vực Châu Á Thái Bình Dương:

Vietnam Reinsurance

Vietnam Reinsurance

Vietnam Reinsurance

II. Xếp hạng rủi ro quốc gia:

Vietnam Reinsurance

Chú thích:

  1. downgrade or negative outlook, + upgrade or positive outlook, = ratings affirmation
  2. Đỏ Negative Outlook; Xanh – Positive Outlook
  3. FSR (Financial Strength Rating): Xếp hạng năng lực tài chính
  4. Credit Watch: Tổ chức đánh giá xếp hạng đưa một công ty vào danh sách Credit Watch khi họ đang xem xét việc giảm xếp hạng tín nhiệm của một công ty. Thông thường, nếu bị xếp vào dạng “negative creditwatch” nghĩa là có 50% khả năng công ty đó sẽ bị tụt hạng trong vòng 03 tháng tới.

Nguồn: Asia Pacific Rating Agency Advisory Newsletter