Thị trường Ấn Độ: Các nhà quản lý tăng cường kiểm soát giới hạn chi phí vượt mức của các công ty bảo hiểm

Cơ quan Quản lý và Phát triển Bảo hiểm (IRDA) của Ấn Độ đã thông báo về việc tăng cường quản lý mức giới hạn chi phí của các công ty bảo hiểm nhân thọ theo đúng quy định của luật pháp sở tại nhằm đảm bảo rằng lợi tức đầu tư của các cổ đông không bị thâm hụt do chi phí vượt mức. Hãng tin tức Livemint đã công bố báo cáo của cơ quan này cho rằng họ đã để cho các công ty bảo hiểm thời gian đủ dài để quản lý chi phí vượt mức của mình.

Theo như báo cáo của IRDA, nếu các chi phí vượt mức bị kiểm soát, các sản phẩm bảo hiểm sẽ không còn khả thi. Mức dôi của các sản phẩm bảo hiểm nhận lãi cũng như các khoản thưởng khác sẽ bị giảm khiến cho khách hàng không còn hứng thú. Điều đó có thể sẽ dẫn tới suy giảm kinh doanh và làm giảm lòng tin của cổ đông. Để giải quyết vấn đề này, báo cáo của IRDA hướng tới việc giữ cho các chi phí kinh doanh ở mức giới hạn cơ bản.

Chi phí của các công ty bảo hiểm bị chi phối bởi luật pháp bao gồm cả hoa hồng và các chi phí hoạt động khác. Giới hạn chi phí sẽ phụ thuộc vào số năm kinh doanh của mỗi công ty bảo hiểm, các nghiệp vụ hiện tại được tính toán trên tổng mức bảo hiểm (sum assured) của các sản phẩm đã bán cho khách hàng. Với các công ty bảo hiểm hoạt động tròn 10 năm và tổng mức bảo hiểm tối thiểu 100 triệu Rupe (1,62 triệu USD), mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cơ bản trả phí trên 12 năm, các công ty bảo hiểm có thể chi trả 90% tiền phí cho chi phí trong năm đầu và 15% cho các năm tái tục tiếp theo. Riêng các công ty bảo hiểm hoạt động dưới 10 năm, tỷ lệ này sẽ cao hơn.

Theo ý kiến của chuyên gia định phí tại một công ty bảo hiểm nhân thọ trong nước cho rằng: “Sẽ có ngoại lệ cho các công ty bảo hiểm hoạt động dưới 5 năm”. Ông cũng cho rằng qua từng giai đoạn, các công ty bảo hiểm đã có khá nhiều thời gian để kiểm soát chi phí kinh doanh.

IRDA muốn áp dụng các quy định quản lý chặt chẽ cho phần lớn các công ty trong tổng số 24 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường đã hoạt động kinh doanh tối thiểu 10 năm. Như lời một nhân viên kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thì: “Các công ty bảo hiểm nhân thọ thường tốn khoản chi phí rất lớn cho những năm đầu tiên, nhưng 90% các công ty đều hoạt động trên 10 năm, do đó IRDA muốn thắt chặt nghiêm ngặt chi phí của các công ty này”.

Nguồn: eDaily